Công giáo là giáo phái lớn nhất của Kitô giáo; nó có hơn 1. 2 tỷ người theo, chủ yếu là ở châu Âu, Mỹ Latinh và một số phần của Châu Phi. Giáo hội Công giáo coi mình là một nhà thờ độc lập trước giáo phái và nó được tổ chức theo một cách phân cấp trên khắp thế giới. Người đứng đầu của Giáo hội Công giáo là Đức Giáo hoàng - Giám mục Rôma - người có thẩm quyền cao nhất trong mọi vấn đề liên quan đến quản trị và đạo đức. Theo đức tin Công giáo, Chúa Giê Su Ky Tô đã chỉ định các vị giám mục đầu tiên, những người lần lượt bổ nhiệm người kế vị của họ theo nguyên tắc "Kế vị Tiếp tục tông tích". "
Giáo hội Công giáo chính thức được thành lập vào năm 1054 sau cái gọi là" Sự phân ly vĩ đại ", hay" sự phân ly Đông Tây. Tuy nhiên, ngay cả trước sự phân biệt chính thức giữa Công giáo và Chính thống phương Đông, Giáo hội Cơ đốc giáo đã trải qua những phân kỳ chính trị, thần học và văn hoá nội bộ.Sự khác biệt chính giữa Đạo Công giáo và Chính Thống giáo Đông phương nằm ở thực tế là các nhà thờ phương Đông không công nhận thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng.
Nguồn gốc và ý nghĩa tượng Công Giáo
Từ sau Công đồng Vatican 2, nhiều tín hữu thuộc nhiều sắc dân trên thế giới đã tạc nên những bức Tượng Công Giáo với hình ảnh Chúa Giêsu, Đức Mẹ và các Thánh theo sắc thái văn hóa và chủng tộc của họ vì họ muốn hội nhập đức tin vào văn hóa địa phương. Chúng ta cũng thấy tượng Đức Mẹ La Vang mang trang phục Việt Nam, Đức Mẹ Guadalupe mang trang phục Mễ Tây Cơ,…
Mục đích của những bức tượng công giáo là giúp con người dễ hướng tâm hồn lên tới Chúa, Đức Mẹ và các Thánh như là biểu tượng chứ không phải là hiện thân đích thực của Chúa, Đức Mẹ và các Thánh. Những tượng nhắc nhở họ về bổn phận tôn thờ Thiên Chúa, tôn kính Đức Mẹ và các Thánh đang ở trên trời. Đồng thời, các tín hữu Giáo Hội Công Giáo phải bày tỏ lòng tôn kính các tượng ảnh của Chúa Giêsu, Đức Mẹ và các Thánh bằng những các cử chỉ: sấp mình, quỳ gối, cúi đầu, hôn kính các tượng ảnh thánh trưng bầy trong nhà thờ, nhà nguyện và nhà ở.
Tượng tôn giáo cũng đóng vai trò như phương tiện giáo dục. Vào thời Giáo Hội tiên khởi, ảnh tượng đặc biệt hữu ích để giáo dục những người không biết chữ. Chính nhiều người Tin Lành cũng dùng hình ảnh của Chúa Giêsu và các nhân vật trong Phúc Âm để dạy giáo lý cho trẻ em, nhất là các em chưa biết đọc.
Bên cạnh đó, người Công Giáo dùng tượng để nhớ lại một người hay vật được miêu tả. Cũng như khi nhìn vào hình ảnh của người mẹ giúp chúng ta nhớ đến mẹ của mình, thì khi nhìn đến ảnh tượng của các thánh Công Giáo cũng giúp chúng ta nhớ đến gương mẫu của các Ngài.
Một vài mẫu tượng Công Giáo phổ biến thường được thấy
+ Tượng thánh Giuse: Thánh Giuse xuất hiện đầu tiên trong các bản Phúc âm Luca và Matthew, Ông là chồng của Maria và là cha nuôi (ở trần thế) của Chúa Giêsu. Thánh Giuse, là một vị thánh của Kitô giáo, có vị trí đặc biệt quan trọng và hiện diện rộng khắp trong đời sống tín ngưỡng người Công giáo Việt Nam. Ða số nam giới Công giáo người Việt lấy tên Giuse làm bổn mạng. Trong các nhà thờ đều có lập toà kính ông đối ngang với toà Ðức Mẹ. Tượng Giuse có rất nhiều kiểu dáng khác nhau.
+ Tượng Đức Mẹ Maria: Mẹ Maria là biểu tượng của tình yêu, của sự vị tha, biểu tượng của vẻ đẹp tinh tuyền và toàn vẹn. Đức Mẹ bảo trợ và cầu nguyện cho những ai biết chạy đến kêu cầu sự thương yêu của Mẹ. Mẹ Maria dễ động lòng thương, chỉ cần chúng ta biết chân thành cầu nguyện và xin dâng tất cả. Tượng Đức Mẹ Maria chắc chắn là không thể thiếu trong mỗi không gian thờ cúng, văn hoá Công Giáo.
+ Tượng Chúa Giê-su: Chúa Giê-su được xem là vị lãnh đạo, là người được Thiên Chúa sai đến để giải cứu dân Chúa, người mang lại phép lạ và ban phúc âm cho con người. Chúa Giê-su là cái tên được nhìn nhận cao nhất trên toàn thế giới. Hết một phần ba của thế giới chúng ta - dân số khoảng 2,5 tỷ người - tự xưng mình là Cơ đốc nhân Hồi giáo, trong đó bao gồm khoảng 1,5 tỉ người, thực sự nhìn nhận Chúa Giêsu là đấng tiên tri vĩ đại thứ hai sau Mohammed. Trong số 3,2 tỷ người còn lại (khoảng một nửa dân số thế giới), hầu hết hoặc đã nghe nói về tên của Chúa Giêsu hay biết về Ngài. Chúa Giê-su là con của đức Mẹ Maria và thánh Giuse.
Cơ Sở Điêu Khắc Đá Huy Hùng nhận thiết kế và chế tác tượng Công Giáo theo yêu cầu của khách hàng
Cơ Sở Điêu Khắc Đá Mỹ Nghệ Huy Hùng là xưởng sản xuất trực tiếp các mẫu Tượng Đá Mỹ Nghệ. Chúng tôi chuyên thiết kế, thi công và hoàn thiện Tượng Công Giáo, Tượng Phật Giáo, Tượng Linh Vật, Tượng Chân Dung, Phù Điêu Tranh Đá, Đèn Đá sân vườn..
Mỗi người thợ tại Huy Hùng được đào tạo tay nghề cao, có nhiều năm kinh nghiệm và đặc biệt ở họ có niềm đam mê và sự gắn bó với nghề điêu khắc đá mỹ nghệ.
Phương châm hoạt động của chúng tôi: "Tỉ mỉ trên từng nét chạm".
Mỗi tác phẩm đá được hoàn thiện đều được người thợ Huy Hùng chú trọng từ những chi tiết nhỏ đến bố cục lớn. Chính vì vậy, mỗi bức tượng là một tác phẩm nghệ thuật của sự hoàn thiện về kỹ năng chạm khắc và cảm xúc thổi hồn của người thợ để tạo nên những sản phẩm bằng đá đẹp, chất lượng, chân thật và có hồn.
Nguồn nguyên liệu đá khối phong phú được Huy Hùng chọn lọc từ mỏ đá Quỳ Hợp, Nghệ An - dòng Đá Cẩm Thạch trắng dương cát mịn, dòng Đá Marble màu vàng carot, dòng Đá Cẩm Thạch trắng vân đen; từ vùng núi Đại Lộc, Quảng Nam - dòng Đá Sa Thạch xanh đen,...
Những viên đá có độ cứng phù hợp để đục, đẽo và chạm khắc: có độ bền bỉ cao, phôi đá không bị rạn nứt, đảm bảo việc hoàn thiện bức tượng đẹp, chất lượng để trưng bày ở không gian ngoài trời và trong nhà.
Cơ sở Điêu Khắc Đá Mỹ Nghệ Huy Hùng xin chân thành cảm ơn quý khách hàng đã luôn tin tưởng và ủng hộ trong suốt chặng đường hoạt động làm nghề của chúng tôi.
Cơ sở luôn cố gắng nỗ lực hoàn thiện hơn mỗi ngày để khách hàng hài lòng khi lựa chọn đặt mua sản phẩm tại Huy Hùng.
Quý khách hàng đặt tượng, xin liên hệ:
Cơ Sở Điêu Khắc Đá Mỹ Nghệ HUY HÙNG
Địa chỉ: 01 Đường Quán Khái 11, Khu sản xuất số 10, Làng Đá Mỹ Nghệ Non Nước, Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng
Hotline/Zalo/Viber: (+84) 0918427359
Email: huyhungstatue@gmail.com
Nhận thực hiện theo mọi yêu cầu của quý khách
Chịu trách nhiệm vận chuyển tận nơi trong và ngoài nước
- Đức mẹ Maria (2024-11-29)
- Tượng Chú Tiểu (2024-11-27)
- Đức Chúa Kitô Vua (2024-11-22)
- Tượng Phật Giáo (2024-11-20)
- Lư Hương Công Giáo (2024-11-12)
- Đức Mẹ Núi Camêlô (2024-11-07)
- Tượng Đức Mẹ Sầu Bi (2024-11-05)
- Tượng Thiên Thần Cầm Đuốc (2024-10-31)
- Tượng Đức Mẹ Fatima (2024-10-30)
- Tượng Chúa Thánh Tâm (2024-10-24)